Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Bệnh vảy nến có thể hình thành bất cứ nơi nào trên cơ thể, từ tay và chân đến ngón tay và ngón chân hay trên da đầu. Khi hình thành trên da đầu bệnh sẽ gây nên tình trạng nhiễm bẩn tự nhiên, dễ nhiễm khuẩn làm cho tình trạng gàu ngày càng nhiều khiến bệnh vảy nến da đầu trở nên phức tạp. Ngoài việc dùng thuốc điều trị thì việc lựa chọn dầu gội đầu tốt nhất cho bệnh vảy nến da đầu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục khỏi bệnh hoàn toàn. 
Vẩy nến da đầu là một trong những căn bệnh về da phổ biến nhất trên thế giới. Theo thống kê của một bệnh viện danh tiếng ở Mỹ thì cứ 100 người được khảo sát thì có 15 người thừa nhận họ đã từng hoặc đang bị vẩy nến da đầu. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh khá lành tính nên không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Dù vậy, bệnh nào thì cũng sẽ mang đến những phiền toái nhất định cho người mắc phải. Người bị vẩy nến da đầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin trong giao tiếp, cũng như lúc nào cũng cảm thấy ngứa ngáy rất khó chịu.

Bị vảy nến dùng dầu gội nào tốt?

Khi bị bệnh vảy nến da đầu nghĩa là cấu trúc da đầu của bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng, bạn không được dùng các sản phẩm dầu gội dành cho người có da đầu bình thường. Bạn nên sử dụng các loại dầu gội đặc trị bệnh vảy nến hoặc có thể tự làm dầu gội thiên nhiên cũng rất tốt cho quá trình điều trị.
Đặc biệt là nên tránh các loại dầu gội chứa chất tẩy hay có mùi thơm mạnh. Bạn nên đi khám để biết rõ tình trạng, mức độ bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra cho bạn loại dầu gội thích hợp với da đầu bạn hiện tại nhất, cũng như giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến.

1. Gội đầu bằng thảo dược thiên nhiên, dầu gội thảo dược

Dầu gội từ tinh dầu dừa và tinh dầu sả

  • Tinh chất dầu dừa và sả có khả năng cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm giảm sự bong tróc do vảy nến và dưỡng tóc mềm mượt, chắc khỏe.
  • Nhỏ 3 giọt tinh dầu sả vào 1 chén dầu dừa. Sau khi làm ướt tóc, bạn bôi hỗn hợp này lên, massage khoảng 10 phút, sau đó gội lại với nước thật sạch. Bạn thực hiện 2 lần/ tuần sẽ cho kết quả tốt.
  • Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 chén dầu dừa (tầm 5 muỗng cà phê) hòa lẫn với 5 giọt dầu sả. Làm ướt tóc và bôi hỗn hợp tinh dầu lên tóc, chà nhẹ ở vùng da bị vảy nến và đợi trong 10 phút. Sau đó gội sạch lại với nước.

Giấm táo và tinh dầu sả

  • Nổi tiếng là một thần dược trong chăm sóc sắc đẹp lẫn sức khỏe, bản thân giấm táo cũng đã có thể điều trị vảy nến rất hiệu quả. Do đó, khi kết hợp với tinh dầu sả thì hứa hẹn sẽ là một loại dầu gội trị vảy nến da đầu rất hiệu quả.
  • Chuẩn bị 1 chén nước lọc và cho vào đó 1 muỗng canh giấm táo, khuấy đều và cho vào đó 2-3 giọt tinh dầu sả. Sau đó làm ướt tóc với nước ấm rồi thoa đều hỗn hợp đó lên tóc, massage nhẹ nhàng ở da đầu.
  • Ủ tóc trong 5-7 phút và xả sạch với nước mát. Thực hiện 2 lần mỗi tuần, bạn sẽ cảm thấy bớt ngứa da đầu và tình trạng vảy nến bớt đi rất nhiều.

Dầu gội thảo dược

  • Các thảo dược thiên có thể dùng gội đầu cho người bệnh vảy nến hay dùng như: thảo dược hương nhu, đinh hương, kinh giới, bồ kết, cây sả....
  • Ngoài việc dùng thảo dược tự nhiên thì hiện nay cũng có nhiều loại dầu gội thảo dược được nghiên cứu như dầu gội thảo mộc Mộc An, dầu gội Henna, dầu gội thái dương....

2. Dầu gội đặc trị vảy nến da đầu

Dầu gội đặc trị vảy nến TGel Therapeutic Neutrogena

  • Là một hãng chăm sóc da nổi tiếng đến từ Úc, sản phẩm dầu gội chuyên trị vảy nến của Neutrogena có thành phần an toàn cho da đầu đang bị tổn thương. Công dụng của dầu gội là tiêu diệt mảng bám gây ngứa trên da, kiểm soát sự tiết bã nhờn, trị gàu và giảm những triệu chứng của vảy nến trên da đầu.
  • Dầu gội TGel Therapeutic Neutrogena có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu và có hiệu quả trị vảy nến da đầu chỉ sau 2 tuần sử dụng.

Dầu gội trị vảy nến Than Tar

  • Than Tar là loại dầu phổ biến hiện nay dùng cho người mắc bệnh vảy nến. Các hoạt chất trong dầu gội này sẽ làm chậm sự phát triển của tế bào da rối loạn miễn dịch do vảy nến, nhờ vảy mà da đầu sẽ ít tróc vảy hơn. Bên cạnh đó, dầu gội Than Tar còn làm giảm dịu sự kích ứng và giãn nở của da đầu bị tổn thương, từ đó giảm ngứa, giảm tróc vảy và tổn thương ở da.
  • Mặc dù là loại dầu gội được cục quản lý FDA cho phép dùng điều trị vảy nến da đầu nhưng vì hàm lượng than đá khá cao nên bạn không được lạm dụng dùng nhiều, sẽ gây hại cho da.

Dầu gội Axit salicylic

Dầu gội axit salicylic là một loại dầu gội thuốc, thành phần axit salicylic là một hoạt chất dùng nhiều trong điều trị mụn trứng cá, trị viêm da. Vì vậy, có thể dùng dầu gội axit salicylic đối phó với các triệu chứng bệnh vảy nến gây ra nhờ tác dụng cả axit làm cho các vùng bị nhiễm thu nhỏ lại, giúp bong tróc sừng ngoài da, giảm đau, làm sạch da đầu.

Bị vảy nến nên và không nên ăn gì?

Nếu có một chế độ ăn uống hợp lý, đôi khi tác dụng còn hiệu quả hơn cả sử dụng các loại thuốc điều trị vảy nến.

1. Thực phẩm tốt cho người bị vảy nến

  • Cá biển (chứa nhiều omega-3): omega- 3 trong cá biển có tác dụng ức chế các chất gây viêm trong bệnh vảy nến
  • Rau quả có nhiều beta-caroten (có khả năng bảo vệ cấu trúc da): bơ, cà rốt và đặc biệt là xoài
  • Vừng đen: Trong vừng đen có chứa nhiều dầu béo có cấu trúc tương tự omega-3, cấp sinh tố E cần thiết cho lớp sợi liên kết (collagen) dưới da
  • Bông cải xanh (chứa nhiều Axit folic): axit này có vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể
  • Ngao, sò (chứa nhiều kẽm): kẽm là khoáng chất vô cùng cần thiết cho da và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể...

2. Thực phẩm không tốt cho người bị vảy nến

  • Đồ ăn nhiều protein và có mùi tanh như: tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp xưởng , xúc xích, gà, đồ hộp, trứng,...
  • Đồ uống có chất kích thích: rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá, tiêu, ớt...
  • Đồ ăn có chứa nhiều chất béo: đường, sữa, mỡ, bơ, chocolate, đồ ngọt tổng hợp...
Ngoài ra, người bệnh phải chú ý: hạn chế tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm,... Dành thời gian mỗi buổi sáng sớm phơi nắng khoảng 15 phút sẽ rất tốt cho người bệnh.

Bạn hãy biết rằng bệnh vẩy nến da đầu sẽ mau chóng biến mất, nếu chúng ta biết kết hợp những liệu pháp điều trị của bác sĩ cùng với gội đầu đúng cách tại nhà. Bạn có thể tham khảo những loại dầu gội ở trên để có thể an tâm mà lựa chọn. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.
Vảy nến là một căn bệnh về da khá phổ biến vì nó không có sự giới hạn đối tượng mắc bệnh. Trên thực tế, chưa có trường hợp tử vong vì bị vảy nến, nhưng đã có những bệnh nhân mắc phải chứng viêm khớp mãn tính từ vảy nến. Do đó, việc điều trị bệnh vảy nến nhận được khá nhiều sự quan tâm của bệnh nhân cùng người thân của họ. Có rất nhiều người nghĩ rằng bệnh vảy nến chỉ là một loại bệnh ngoài da nên thường chủ quan và tự mua thuốc về nhà điều trị. Tuy nhiên cách làm này có thật sự tốt và an toàn? Hãy cùng các bác sĩ tại phòng khám tìm hiểu vấn đề này qua bài viết bên dưới.

Tự điều trị bệnh vảy nến tại nhà, nên hay không?

Vảy nến vốn là một bệnh không mang đến nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người. Cũng chính vì vậy mà theo một số nghiên cứu của một bệnh viện tại Anh thì hằng năm có đến 15% người trưởng thành được chẩn đoán là mắc bệnh vảy nến. Nhưng chỉ có 2% trong số đó là bị nhiễm trùng da do không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này hiện nay vẫn chưa được xác định cụ thể gây ra những khó khăn trong việc điều trị.
Về việc bệnh nhân vảy nến thắc mắc có thể tự điều trị bệnh tại nhà hay không, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời là “không”. Bởi, vảy nến tuy là một căn bệnh về da nhưng có xu hướng lây lan rất nhanh và dễ dẫn đến sự viêm nhiễm. Bên cạnh đó, mỗi người sẽ có cơ địa, cấu trúc da cũng như tình trạng vảy nến không giống nhau. Nếu tự ý mua thuốc hoặc bôi thuốc thì chúng tôi e bệnh sẽ diễn tiến tệ đi một cách nhanh chóng.
Hơn nữa, những dấu hiệu ban đầu của bệnh vảy nến rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về da khác như viêm da cơ địa, á sừng v.v…dẫn đến sai lệch trong việc tự điều trị. Do đó, cách tốt nhất là khi phát hiện trên da có những biểu hiện bất thường thì bạn phải đến gặp bác sĩ da liễu. Được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì khả năng khỏi bệnh sẽ càng cao. Và bạn cũng có thể yên tâm vì các phương pháp điều trị vảy nến đều khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian và không gây đau đớn. Khi đã được bác sĩ chẩn đoán, bạn có thể yên tâm mà về nhà thực hiện theo mà không cần phải nằm lại bệnh viện để điều trị.

Những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tại nhà

Bổ sung các thực phẩm thiết yếu

Việc có một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh vảy nến từ bên trong. Theo Tổ chức Bệnh Vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ (National Psoriasis Foundation), việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn có tác dụng giảm bớt các triệu chứng của bệnh vảy nến thể nhẹ. Nguyên do là vitamin D làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Ngoài ra, bổ sung các loại dầu thực vật, quả hạch và các loại hạt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh vảy nến. Những thực phẩm chứa axit béo omega-3 được cho là có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến. Omega-3 cũng hỗ trợ hệ miễn dịch, kháng viêm nên có thể giúp đẩy lùi căn bệnh này. Các loại thực phẩm giàu omega-3 tự nhiên bao gồm:
  • Các loại dầu như dầu thực vật, dầu ô liu
  • Các loại hạt như hạt lanh, hạt bí đỏ, đặc biệt là hạt óc chó
  • Các loại cá biển như cá hồi, cá trích,…
Ngoài ra, bạn nên loại bỏ thịt đỏ, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đường tinh chế,… khỏi chế độ ăn hằng ngày. Điều này có thể giúp giảm sự bùng phát bệnh vảy nến.

Thay đổi lối sống giúp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả

Giảm stress
Stress có thể là nguyên nhân sâu xa của nhiều bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh vảy nến. Stress và bệnh vảy nến có thể tạo thành một vòng luẩn quẩn bởi stress có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh và ngược lại.
Ngoài việc giảm stress bất cứ khi nào có thể, hãy cân nhắc kết hợp thực hành các phương pháp giảm stress như tập yoga hoặc thiền định.
Tránh thức uống có cồn
Thức uống có cồn như rượu, bia có thể là nguyên nhân kích hoạt bệnh vảy nến ở nhiều người. Do đó, bạn nên tránh các loại thức uống này. Nếu đã mắc bệnh, bạn tuyệt đối tránh sử dụng rượu, bia. Điều đó giúp triệu chứng của bệnh không trầm trọng thêm.
Không hút thuốc lá (tránh hút thuốc thụ động)
Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh, kể cả với những người hút thuốc thụ động. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc bệnh vảy nến, các thành viên hút thuốc lá nên từ bỏ thói quen xấu này.
Tránh sử dụng nước hoa và các sản phẩm hóa mỹ phẩm không dùng cho da nhạy cảm
Hầu hết các sản phẩm hóa mỹ phẩm, nước hoa đều có chứa chất tạo mùi và nhiều loại hóa chất gây kích ứng da. Các hóa chất này là nguyên nhân gây bùng phát bệnh vảy nến. Vì vậy, người bị vảy nến nên đọc kỹ thông tin về sản phẩm và chỉ sử dụng những sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm.

Tắm nắng

Đối với người bị bệnh vảy nến, việc tắm nắng dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa có thể đem lại kết quả khả quan. Tia cực tím của ánh nắng mặt trời có thể giúp làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da được kích hoạt bởi bệnh vảy nến. Phương pháp trị liệu này đòi hỏi phải tiến hành vào thời gian nhất định, thường xuyên và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, việc để da tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể là nguyên nhân khiến bạn bị bệnh vảy nến hoặc làm cho các triệu chứng trầm trọng thêm. Vì thế, khi ra ngoài trời nắng, bạn nên che chắn cẩn thận.

Giữ da luôn ẩm

Nếu bị bệnh vảy nến, bạn nên giữ da luôn ẩm bằng việc dùng các sản phẩm dưỡng ẩm dành cho da nhạy cảm, sử dụng máy tạo độ ẩm nhằm ngăn ngừa tình trạng da khô. Da đủ độ ẩm sẽ giúp ngăn ngừa các mảng bám hình thành, giảm được tình trạng bong tróc hiệu quả.
Việc thoa dầu ô liu lên da cũng có thể rất hữu ích với người mắc chứng bệnh ngoài da này. Ngoài ra, nếu bị bệnh vảy nến da đầu, bạn hãy thử xoa khắp chân tóc với vài muỗng canh dầu ô liu nhằm giúp da đầu bớt kích ứng.
Lưu ý:
  • Việc dưỡng ẩm ngay sau khi tắm đem lại lợi ích lớn cho người bệnh vảy nến.
  • Các biện pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tại nhà chỉ nên áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các liệu pháp điều trị bệnh vảy nến tại nhà, bạn nên trao đổi cụ thể với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình để có những hướng dẫn cụ thể.
Tóm lại, qua việc chia sẻ các thông tin trên, hẳn bạn cũng đã có thể tự tin trả lời khi có ai đó hỏi: “Có nên tự điều trị bệnh vảy nến tại nhà hay không?”. Chúng tôi tin chắc rằng, bạn cũng đã an tâm hơn mà đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Chúc cho những bệnh nhân vảy nến sẽ sớm chữa bệnh thành công!
Vảy nến da đỏ toàn thân là một thể của bệnh vảy nến. Bệnh xuất hiện ở toàn thân gây khó khăn trong việc điều trị cũng như ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Người bệnh vảy nến da đỏ toàn thân thường gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt do bệnh ảnh hưởng tới tất cả các vị trí da trên cơ thể.Việc điều trị vảy nến thể đỏ toàn thân bằng thuốc hầu như là phương pháp được áp dụng nhiều nhất giúp giảm các triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến thể đỏ toàn thân và cách điều trị bệnh này bạn có thể tham khảo ngay sau đây.

Vảy nến thể đỏ da toàn thân là gì?

Bệnh vảy nến thể đỏ da toàn thân là sự rối loạn trong việc chuyển thể giữa các chu kỳ sống trong tế bào da trên cơ thể. Bệnh tiến triển từ vảy nến thể giọt hoặc biến chứng viêm nhiễm nặng của các thể vảy nến nhẹ do bệnh nhân không biết điều trị bệnh đúng cách gây ra. Đặc biệt, bệnh này còn hình thành do lạm dụng các thuốc kháng sinh chứa corticoid trong thời gian dài hoặc kích ứng với điều kiện thời tiết, sử dụng quá nhiều rượu bia,…
Ngoài ra, vảy nến thể đỏ da toàn thân còn liên quan đến một số bệnh lý khác như: hội chứng chuyển hóa, bệnh lý tim mạch…
Triệu chứng của bệnh vảy nến thể đỏ da toàn thân được biểu hiện như sau:
  • Da bệnh nhân căng đỏ, khô kèm theo vẩy trắng, nhiều vùng chảy nước toàn thân đỏ  ửng có khi chảy máu tiết dịch làm người bệnh vô cùng đau đớn khó chịu.
  • Rối loạn thân nhiệt, có thể mắc chứng viêm phổi cấp tính hoặc suy tim, xung huyết,…
  • Nhiều trường hợp bệnh còn gây viêm nhiễm ảnh hưởng tới xương khớp gây viêm xương khớp vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người mắc phải.

Cách điều trị bệnh vảy nến thể đỏ toàn thân

Bệnh vảy nến thể đỏ toàn thân cần được điều trị đúng cách nếu không muốn để lại những biến chứng nguy hiểm về sau. Song hiện nay nhiều bệnh nhân vẫn đang băn khoăn trong việc điều trị bệnh vảy nến như thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu? Sau đây là các phương pháp phổ biến hiện nay.

Dùng thuốc điều trị vảy nến thể đỏ toàn thân

Để kiểm soát những triệu chứng của bệnh vảy nến thể đỏ toàn thân người bệnh nên tích cực điều trị bệnh ngay từ khi phát hiện những triệu chứng bệnh ban đầu. Đối với những biểu hiện vảy nến nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định áp dụng một số loại kháng sinh để làm giảm triệu chứng tạm thời như truyền nước làm giãn tĩnh mạch, tiêm kháng sinh đề phòng da bị nhiễm tụ cầu vàng.
  • Một số loại thuốc điều trị tại chỗ như Steroid, kem dưỡng ẩm, thuốc uống trong để ngăn ngừa sự bùng phát của vảy nến. Các loại kháng sinh được chỉ định để hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến tạm thời như interferon, corticoid cyclosporin, interleukin kết hợp với các loại thuốc bôi ngoài như kem có salicylic, corticoid, goudron,…
  • Thuốc điều trị toàn thân: Được chỉ định đối với những trường hợp bị vảy nến nghiêm trọng nhưng chưa có biểu hiện nghiêm trọng. Việc chỉ định sử dụng thuốc sinh học để điều trị vảy nến đỏ toàn thân cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Hầu như, các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến thể đỏ da toàn thân đều có nguy cơ để lại những tác dụng phụ có ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, hãy hết sức thận trọng trong việc sử dụng thuốc và tuyệt đối tuân thủ các phương pháp điều trị.

Phương pháp đông y điều trị bệnh vảy nến thể đỏ da toàn thân

Nhằm mang lại kết quả kiểm soát tốt cho bệnh vảy nến da đỏ toàn thân, ngoài các phương pháp trên người bệnh có thể tham khảo thêm một số biện pháp hỗ trợ điều trị bằng các loại thảo dược. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ phù hợp với mức độ bệnh nhẹ giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Hãy tham khảo ý kiến của các lương y để tránh những biến chứng làm nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Bài thuốc được chỉ định dùng ngoài cho bệnh nhân vảy nến thể đỏ toàn thân: 
  • Bài 1: Dùng khoảng 20g bồ công anh, 23g thổ phục linh, 16g kim ngân hoa, 14g đơn đỏ, 12g hạ khô thảo, 12g bạc sau, 15g xích đồng , 14g ké đầu ngựa cho vào ấm và sắc với 1,5l nước sôi trong vòng 20 phút. Để nước nguội thì dùng để ngâm rửa vùng da bị vảy nến và kết hợp với kem dưỡng ẩm cho làn da.
  • Bài 2: Chuẩn bị khoảng 100g cúc dại, 150g xuyên tiên, 350g mang tiêu và khoảng 100g khô phàm nấu lấy nước để tắm mỗi ngày. Lưu ý: Tùy vào mức độ bệnh mà lượng dược liệu sẽ tăng giảm khác nhau.
Bài thuốc uống trong dành cho bệnh nhân vảy nến:
Bài thuốc uống trong giúp cải thiện và đẩy lùi tình trạng vảy nến từ bên trong. Các bạn có thể tham khảo các thành phần của thuốc tại các nhà thuốc uy tín.
  • Thành phần: 30g rau má, 22g bồ công anh, 20g cây trinh nữ, 18g xác ve sầu, 15g xích đồng, 24g kim ngân hoa, 12g táo tàu, 8g cam thảo, 12g vỏ gạo, 15g đơn đỏ, 14g khổ sâm, 12g kinh giới,…
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm và sắc với khoảng 1,5l nước trong vòng 15 phút. Chắt nước ra và chia thành 3 lần, sử dụng hết trong ngày. Phần bã còn lại có thể dùng để nấu nước tắm hoặc đắp lên những vùng da bị tổn thương.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị vảy nến da đỏ toàn thân

Căn bệnh vảy nến da đỏ toàn thân gây ra không ít khó khăn cho người bệnh trong vấn đề sinh hoạt. Tuy nhiên, các chuyên gia Da liễu hàng đầu khuyên rằng lối sinh hoạt đúng cách và sống lạc quan sẽ giúp đẩy lùi, kiểm soát tốt tình trạng vảy nến. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý đến một số vấn đề cơ bản như sau:
– Giữ gìn vệ sinh cơ thể đúng cách: Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm và sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp. Trong thời kỳ vảy nến bùng phát, tốt hơn hết không nên sử dụng mỹ phẩm hoặc sữa tắm tổng hợp, tránh làm cho da dễ kích ứng hơn.
– Hạn chế cào gãi, cọ xát mạnh vì nó rất dễ làm cho da bị tổn thương sâu. Hơn thế nữa, trong quá trình chà xát sẽ giúp vi khuẩn tiếp cận da nhanh hơn và điều này hoàn toàn không có lợi đối với làn da.
– Nói không với các hóa chất độc hại trong thời kỳ vảy nến bùng phát. Đặc biệt là các mỹ phẩm, nước rửa chén, dầu gội có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng.
– Bổ sung các dưỡng chất có lợi cho tình trạng da bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế các loại bia, rượu, chất kích thích, cà phê, thuốc lá,…
– Cân bằng chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý. Tinh thần thoải mái, thư giãn sẽ giúp tình trạng bệnh cải thiện tốt hơn so với tâm lý căng thẳng kéo dài.
– Điều trị bệnh vảy nến theo đúng phác đồ điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
– Thường xuyên vận động cơ thể bằng thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch.
– Tái khám vảy nến theo định kỳ.
Từ những thông tin được chia sẻ trên đây có thể nói, vảy nến thể đỏ da toàn thân là một bệnh khá nghiêm trọng và không thể xem thường. Chính vì vậy, mỗi người hãy tự ý thức trong việc nhận biết và điều trị bệnh ngay từ sớm để ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Chào các bác sĩ của phòng khám, cháu là Nhung, ở Nam Định. Năm nay cháu 19 tuổi. Cách đây một tuần, cháu bị nổi những nốt mẩn đỏ ở khắp vùng bụng. Sau đó, những nốt mẩn đỏ ấy bong da và gây cho cháu cảm giác ngứa ngáy vô cùng. Tìm hiểu theo thông tin trên mạng thì hình như là cháu bị bệnh vảy nến hồng.
Cháu sợ lắm. Không biết bệnh này có gây nguy hiểm gì không? Cháu cũng không dám cho gia đình, bạn bè biết vì sợ mọi người sẽ xa lánh em. Không biết là bệnh này có lây không bác sĩ? Cháu cũng không biết tại sao em lại mắc bệnh này nữa. Mong bác sĩ của phòng khám giải đáp sớm cho cháu. Cháu xin cảm ơn!
(Nguyễn Thị Nhung, 19 tuổi, Nam Định)

Giải đáp: Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có lây không?
Chào bạn Nhung, trước hết camm ơn bạn đã gửi thư cho phòng khám để chia sẻ về những băn khoăn của bạn. Chúng tôi xin được giải đáp các thắc mắc của bạn như sau:
Vảy nến hồng là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến. Tương tự như chàm, vảy nến hay eczema, bệnh khởi phát do rối loạn hệ miễn dịch gây nên các phản ứng tự miễn biểu hiện ra ngoài da. Bệnh có những dấu hiệu bên ngoài như những đốm hồng, trông giống như phát ban, gây ngứa ngáy khó chịu, có thể bị tróc vảy. Những tổn thương này chỉ xuất hiện ở một số vùng trên cơ thể như bụng, lưng, ngực.
Hầu như ai cũng có khả năng mắc căn bệnh này, nhất là khi thay đổi thời tiết vào mùa thu và mùa xuân. Đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Bên cạnh đó, khi bị bệnh vảy nến hồng, người bệnh còn có khả năng bị các bệnh về hô hấp như: Ho, đau họng, ngạt mũi, khó thở…

Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không?

Vảy nến hồng cũng giống như bệnh vảy nến, bệnh này hoàn toàn không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Tuy nhiên, bệnh có thể gây một số biến chứng như viêm khớp vảy nến. Khi bị biến chứng viêm khớp mà người bệnh không chữa trị sớm, kịp thời sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng hơn như: Các bệnh về tim mạch, tiểu đường, lupus ban đỏ, béo phì… Những căn bệnh này có thể gây tử vong nếu không được điều trị.
Ngoài ra, các triệu chứng của vảy nến hồng trông khá giống với bệnh giang mai, HIV… Bệnh lại biểu hiện ra ngoài và rất dễ nhận thấy và gây mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, nó có thể làm cho người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, lâu dần có thể gây trầm cảm nếu người bệnh bị hiểu nhầm và bị kỳ thị, xa lánh. 

Bệnh vảy nến hồng có lây không?

Vảy nến hồng chỉ là bệnh ngoài da, vô cùng lành tính và không truyền từ người này sang người khác. Chính vì vậy, những người xung quanh không được kỳ thị hay xa lánh người bệnh, để họ có thể tự tin, cởi mở hơn, giúp cho bệnh nhanh khỏi hơn.

Bệnh vảy nến hồng có thể chữa khỏi không?

Đây là một căn bệnh có thể nhanh chóng khỏi. Thường thì chỉ sau 4 – 8 tuần là bệnh sẽ đỡ hẳn. Một số trường hợp có thể kéo dài thời gian điều trị lên đến 12 tuần là hết bệnh. Việc điều trị chủ yếu là đẩy lùi các triệu chứng như ngứa ngáy khó chịu và kiểm soát sự lây lan của bệnh.
Tuy là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng không có nghĩa là bạn có thể chủ quan, vì nếu không điều trị bệnh kịp lúc thì có thể gây ra bệnh viêm khớp vẩy nến cho người bệnh.

1. Thuốc điều trị bệnh vẩy nến phấn hồng

  • Những loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh vẩy nến phấn hồng bao gồm các nhóm thuốc:
  • Thuốc kháng virus hay thuốc kháng sinh có thể giúp rút ngắn thời gian bệnh vẩy nến xuống 1 đến 2 tuần, tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh. Loại thuốc cơ bản gồm: Acylovir, famcicilovir,…
  • Các loại kem bôi như: Pomade, Lorinden,… có thể giúp bệnh nhân giảm thiểu tối da cơn ngứa và giúp chống viêm nhiễm, làm lành vết thương nhanh chóng.
  • Xà phòng có chứa hắc ín như Salicylic có thể làm bong lớp da vẩy nến, giúp tái tạo da nhanh.

2. Quang trị liệu vẩy nến phấn hồng

  • Ngoài sử dụng thuốc để điều trị thì phương pháp quang trị liệu, chiếu tia cực tím UVB cũng được nhiều người bệnh ưu ái và chọn để điều trị vì tính hiệu quả và nhanh chóng.

3. Thuốc Đông y điều trị bệnh vẩy nến phấn hồng

  • Thuốc Đông y cũng là một phương pháp điều trị bệnh vẩy nến phấn hồng rất hiệu quả mà chi phí lại khá thấp. Ngoài trừ điều trị các triệu chứng của bệnh vẩy nến phấn hồng thì thuốc Đông y còn có thể giúp giải độc, điều hòa lưu thông khí huyết giúp người bệnh thoải mái, làn da hồng hào và luôn tràn đầy sức sống.
  • Thuốc Đông y chữa bệnh vẩy nến bao gồm thuốc uống trong, thuốc thoa ngoài và thuốc ngâm rửa. Được bào chế bằng các nguyên liệu thiên nhiên nên rất an toàn và có hiệu quả điều trị lâu dài, ngăn chặn bệnh tái phát.
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh vẩy nến phấn hồng thì bạn cần có tính kiên nhẫn, vì thuốc Đông y thường điều trị chuyên sâu nên có thời gian tác dụng khá chậm so với các phương pháp y học hiện đại.
Điều trị bệnh vẩy nến phấn hồng thì điều trị các triệu chứng là chính và nên điều trị sớm lúc bệnh mới khởi phát. Khi chẩn đoán bệnh cũng cần phải thận trọng để tránh nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác như chàm, nấm da, lang ben,…

Bạn Nhung thân mến, như vậy, chúng tôi đã giải đáp các thắc mắc của bạn một cách chi tiết và cụ thể. Bệnh vảy nến hồng không gây nguy hiểm và không lây từ người này sang người khác. Bệnh có tỉ lệ và khả năng chữa khỏi rất cao. Do đó, bạn nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra và khám chữa theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Vảy nến là căn bệnh da liễu thường gặp ở rất nhiều người, nhiều độ tuổi khác nhau trong đó có trẻ em. Hiện tượng da khô đóng thành mảng sau đó bong tróc ra từng vảy màu trắng, bên trong là một lớp da hồng có màu như sáp nến…..làm tổn thương trên da, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh. Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến ở trẻ nhỏ ngay bây giờ sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ tốt hơn.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ
  • Do nhiễm khuẩn:
Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân mà trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Do ý thức giữ vệ sinh của trẻ còn kém cộng vào đó là việc chăm sóc trẻ không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây hại cho da…. Ngoài ra các bậc phụ huynh cho trẻ tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa quá mạnh, hoặc tiếp xúc với các chất hóa học cũng có thể gây bệnh vảy nến cao.
  • Ánh nắng mặt trời:
Ánh nắng mặt trời rất tốt cho da và xương của chúng ta. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp để phơi nắng là từ 5h30 đến 8h30, còn khung giờ từ 9h00 tới 15h00 chiều nếu để trẻ đi ngoài nắng mà không có biện pháp nào bảo vệ cho da bé sẽ gây ra một số bệnh về da trong đó có bệnh vảy nến, cao hơn nữa trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
  • Môi trường ô nhiễm:
Đứng vị trí thứ 3 thủ phạm có nguy cơ gây bệnh vảy nến đó chính là môi trường ô nhiễm từ khói bụi, nguồn nước, thức ăn, hoá chất (ở gần khu công nghiệp)…. làm tăng khả năng mắc bệnh vảy nến cao.
  • Do di truyền:
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ nhỏ. Cụ thể như trong gia đình có bố, mẹ hoặc ông bà mắc bệnh vảy nến thì khoảng 40% con cháu bị nhiễm bệnh.
  • Bị chấn thương ở vùng thượng bì
Ở một số trẻ khi đến lớp thường hoạt động vui chơi quá đà nhất là đối với nam hoặc do trượt chân vấp té… sẽ gây ra những chấn thương trên da tạo điều kiện cho bệnh vảy nến phát triển và bùng phát dữ dội, nếu không may gặp những tác nhân gây bệnh..
  • Rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ:
Các tế bào của hệ miễn dịch thay vì phải thực hiện nhiệm vụ của mình là tấn công các vi khuẩn, vi rút gây bệnh… nhưng lại đi gây hại cho chính biểu bì da và làm da dần dần chết đi tạo thành các vảy.
  • Ảnh hưởng tâm lí:
Ở trẻ các bậc cha mẹ cứ nghĩ rằng các bé chỉ biết vui chơi và ăn ngủ hồn nhiên. TUy nhiên, có nhiều trẻ lại không như vậy chúng có những nỗi lo mà người lớn chúng ta không thể nào hiểu được như:  học tập bị sa sút, gia đình bố mẹ cãi nhau hay gia đình đỗ vỡ, những câu nói từ bố mẹ mỗi khi giận trút lên đầu trẻ…. làm tổn thương đến các bé khiến cho trẻ luôn phải suy nghĩ, buồn bã kéo dài nhiều ngày… cũng sẽ dẫn đến các bệnh về da. ( Tỉ lệ mắc bệnh vảy nến do nguyên nhân này là rất thấp).

Các loại bệnh vảy nến ở trẻ em

Một số loại bệnh vảy nến ảnh hưởng đến người lớn cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Trong số đó, vảy nến thể mảng và thể giọt là hai loại bệnh phổ biến nhất:

  • Bệnh vảy nến thể mảng ( vảy nến mảng bám) là tình trạng  phổ biến. Có 85-90% trẻ em bị bệnh là bị bệnh vảy nến thể mảng bám. Tình trạng này có thể gây ra các mảng vảy lớn, hình dạng không đều hoặc các tổn thương có vảy nhỏ màu trắng hoặc bạc. Mỗi mảng tổn thương được bao quanh bởi một khu vực bị viêm đỏ. Vảy trắng rơi thành từng mảng khi cạo và em bé sẽ gãi rất nhiều vì chúng gây ngứa. Gãi quá thường xuyên dẫn đến chảy máu từ các vết nứt do vảy da để lại. Bệnh vảy nến mảng bám thường xảy ra ở lưng dưới, da đầu khuỷu tay và đầu gối.
  • Bệnh vảy nến thể giọt ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và thanh thiếu niên nhiều hơn so với người trưởng thành. Tình trạng gây ra các tổn thương nhỏ hình giọt hoặc chấm nằm rải rác với số lượng lớn trên chân, tay chân, da đầu, tai và mặt. Bệnh vảy nến thể giọt thường xảy ra sau khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn.

Điều trị và cách chăm sóc cho trẻ bị vảy nến

Trẻ nhỏ cơ địa rất nhạy cảm, nên việc điều trị ở trẻ cần được thực hiện nghiêm ngặt tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng hay những biến chứng nguy hiểm bệnh vảy  nến. Lúc này các bác sĩ sẽ khám và đưa ra các chuẩn đoán bệnh chính xác, từ đó đưa ra phác đồ dùng thuốc phù hợp giúp cải thiện bệnh vảy nến. Căn bệnh nặng mãn tính này tuyệt đối không nên tự ý điều trị mà gây hại tới sức khỏe của trẻ.
Ngoài việc điều trị bệnh vảy nến ở trẻ dựa trên chỉ định của bác sĩ thì các bậc phụ huynh có con nhỏ bị bệnh nên thực hiện một số cách chăm sóc cho trẻ như sau:
  • Trẻ cần được vui chơi giải trí, tạo tâm lý thoải mái giảm bệnh cho trẻ. Nên cho trẻ tập luyện các môn thể thao lành mạnh vừa sức tăng cường sức đề kháng cải thiện bệnh.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ: Nhà cửa sạch sẽ, chăn, ga đệm thoáng mát cho trẻ.
  • Để trẻ sử dụng quần áo, đồ lót chất liệu cotton thoáng mát.
  • Vệ sinh thân thể đều đặn tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lí giúp cải thiện bệnh vảy nến.
  • Trẻ nhỏ thường có tâm hồn mong manh dễ bị tổn thương tâm lý, vì vậy gia đình nhà trường cần có những can thiệp nhất định tránh để các em bị cô lập với cộng đồng làm bệnh vảy nến nghiêm trọng hơn.

Trên đây là chia sẻ về nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến ở trẻ nhỏ các bạn có thể tham khảo và có biện pháp phòng tránh khắc phục những nguyên nhân gây bệnh vảy nến, từ đó có phương pháp điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.