Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Bệnh vảy nến có thể hình thành bất cứ nơi nào trên cơ thể, từ tay và chân đến ngón tay và ngón chân hay trên da đầu. Khi hình thành trên da đầu bệnh sẽ gây nên tình trạng nhiễm bẩn tự nhiên, dễ nhiễm khuẩn làm cho tình trạng gàu ngày càng nhiều khiến bệnh vảy nến da đầu trở nên phức tạp. Ngoài việc dùng thuốc điều trị thì việc lựa chọn dầu gội đầu tốt nhất cho bệnh vảy nến da đầu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục khỏi bệnh hoàn toàn. 
Vẩy nến da đầu là một trong những căn bệnh về da phổ biến nhất trên thế giới. Theo thống kê của một bệnh viện danh tiếng ở Mỹ thì cứ 100 người được khảo sát thì có 15 người thừa nhận họ đã từng hoặc đang bị vẩy nến da đầu. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh khá lành tính nên không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Dù vậy, bệnh nào thì cũng sẽ mang đến những phiền toái nhất định cho người mắc phải. Người bị vẩy nến da đầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin trong giao tiếp, cũng như lúc nào cũng cảm thấy ngứa ngáy rất khó chịu.

Bị vảy nến dùng dầu gội nào tốt?

Khi bị bệnh vảy nến da đầu nghĩa là cấu trúc da đầu của bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng, bạn không được dùng các sản phẩm dầu gội dành cho người có da đầu bình thường. Bạn nên sử dụng các loại dầu gội đặc trị bệnh vảy nến hoặc có thể tự làm dầu gội thiên nhiên cũng rất tốt cho quá trình điều trị.
Đặc biệt là nên tránh các loại dầu gội chứa chất tẩy hay có mùi thơm mạnh. Bạn nên đi khám để biết rõ tình trạng, mức độ bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra cho bạn loại dầu gội thích hợp với da đầu bạn hiện tại nhất, cũng như giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến.

1. Gội đầu bằng thảo dược thiên nhiên, dầu gội thảo dược

Dầu gội từ tinh dầu dừa và tinh dầu sả

  • Tinh chất dầu dừa và sả có khả năng cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm giảm sự bong tróc do vảy nến và dưỡng tóc mềm mượt, chắc khỏe.
  • Nhỏ 3 giọt tinh dầu sả vào 1 chén dầu dừa. Sau khi làm ướt tóc, bạn bôi hỗn hợp này lên, massage khoảng 10 phút, sau đó gội lại với nước thật sạch. Bạn thực hiện 2 lần/ tuần sẽ cho kết quả tốt.
  • Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 chén dầu dừa (tầm 5 muỗng cà phê) hòa lẫn với 5 giọt dầu sả. Làm ướt tóc và bôi hỗn hợp tinh dầu lên tóc, chà nhẹ ở vùng da bị vảy nến và đợi trong 10 phút. Sau đó gội sạch lại với nước.

Giấm táo và tinh dầu sả

  • Nổi tiếng là một thần dược trong chăm sóc sắc đẹp lẫn sức khỏe, bản thân giấm táo cũng đã có thể điều trị vảy nến rất hiệu quả. Do đó, khi kết hợp với tinh dầu sả thì hứa hẹn sẽ là một loại dầu gội trị vảy nến da đầu rất hiệu quả.
  • Chuẩn bị 1 chén nước lọc và cho vào đó 1 muỗng canh giấm táo, khuấy đều và cho vào đó 2-3 giọt tinh dầu sả. Sau đó làm ướt tóc với nước ấm rồi thoa đều hỗn hợp đó lên tóc, massage nhẹ nhàng ở da đầu.
  • Ủ tóc trong 5-7 phút và xả sạch với nước mát. Thực hiện 2 lần mỗi tuần, bạn sẽ cảm thấy bớt ngứa da đầu và tình trạng vảy nến bớt đi rất nhiều.

Dầu gội thảo dược

  • Các thảo dược thiên có thể dùng gội đầu cho người bệnh vảy nến hay dùng như: thảo dược hương nhu, đinh hương, kinh giới, bồ kết, cây sả....
  • Ngoài việc dùng thảo dược tự nhiên thì hiện nay cũng có nhiều loại dầu gội thảo dược được nghiên cứu như dầu gội thảo mộc Mộc An, dầu gội Henna, dầu gội thái dương....

2. Dầu gội đặc trị vảy nến da đầu

Dầu gội đặc trị vảy nến TGel Therapeutic Neutrogena

  • Là một hãng chăm sóc da nổi tiếng đến từ Úc, sản phẩm dầu gội chuyên trị vảy nến của Neutrogena có thành phần an toàn cho da đầu đang bị tổn thương. Công dụng của dầu gội là tiêu diệt mảng bám gây ngứa trên da, kiểm soát sự tiết bã nhờn, trị gàu và giảm những triệu chứng của vảy nến trên da đầu.
  • Dầu gội TGel Therapeutic Neutrogena có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu và có hiệu quả trị vảy nến da đầu chỉ sau 2 tuần sử dụng.

Dầu gội trị vảy nến Than Tar

  • Than Tar là loại dầu phổ biến hiện nay dùng cho người mắc bệnh vảy nến. Các hoạt chất trong dầu gội này sẽ làm chậm sự phát triển của tế bào da rối loạn miễn dịch do vảy nến, nhờ vảy mà da đầu sẽ ít tróc vảy hơn. Bên cạnh đó, dầu gội Than Tar còn làm giảm dịu sự kích ứng và giãn nở của da đầu bị tổn thương, từ đó giảm ngứa, giảm tróc vảy và tổn thương ở da.
  • Mặc dù là loại dầu gội được cục quản lý FDA cho phép dùng điều trị vảy nến da đầu nhưng vì hàm lượng than đá khá cao nên bạn không được lạm dụng dùng nhiều, sẽ gây hại cho da.

Dầu gội Axit salicylic

Dầu gội axit salicylic là một loại dầu gội thuốc, thành phần axit salicylic là một hoạt chất dùng nhiều trong điều trị mụn trứng cá, trị viêm da. Vì vậy, có thể dùng dầu gội axit salicylic đối phó với các triệu chứng bệnh vảy nến gây ra nhờ tác dụng cả axit làm cho các vùng bị nhiễm thu nhỏ lại, giúp bong tróc sừng ngoài da, giảm đau, làm sạch da đầu.

Bị vảy nến nên và không nên ăn gì?

Nếu có một chế độ ăn uống hợp lý, đôi khi tác dụng còn hiệu quả hơn cả sử dụng các loại thuốc điều trị vảy nến.

1. Thực phẩm tốt cho người bị vảy nến

  • Cá biển (chứa nhiều omega-3): omega- 3 trong cá biển có tác dụng ức chế các chất gây viêm trong bệnh vảy nến
  • Rau quả có nhiều beta-caroten (có khả năng bảo vệ cấu trúc da): bơ, cà rốt và đặc biệt là xoài
  • Vừng đen: Trong vừng đen có chứa nhiều dầu béo có cấu trúc tương tự omega-3, cấp sinh tố E cần thiết cho lớp sợi liên kết (collagen) dưới da
  • Bông cải xanh (chứa nhiều Axit folic): axit này có vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể
  • Ngao, sò (chứa nhiều kẽm): kẽm là khoáng chất vô cùng cần thiết cho da và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể...

2. Thực phẩm không tốt cho người bị vảy nến

  • Đồ ăn nhiều protein và có mùi tanh như: tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp xưởng , xúc xích, gà, đồ hộp, trứng,...
  • Đồ uống có chất kích thích: rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá, tiêu, ớt...
  • Đồ ăn có chứa nhiều chất béo: đường, sữa, mỡ, bơ, chocolate, đồ ngọt tổng hợp...
Ngoài ra, người bệnh phải chú ý: hạn chế tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm,... Dành thời gian mỗi buổi sáng sớm phơi nắng khoảng 15 phút sẽ rất tốt cho người bệnh.

Bạn hãy biết rằng bệnh vẩy nến da đầu sẽ mau chóng biến mất, nếu chúng ta biết kết hợp những liệu pháp điều trị của bác sĩ cùng với gội đầu đúng cách tại nhà. Bạn có thể tham khảo những loại dầu gội ở trên để có thể an tâm mà lựa chọn. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét