Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

Bệnh vảy nến móng là hiện tượng mắc vảy nến ở chân hay tay. Vảy nến móng chiếm 50% số người bị vảy nến và móng tay thường dễ bị hơn móng chân. Vảy nến móng xảy ra ở nữ giới cao hơn nam giới 10%. Vậy bệnh vảy nến móng có điều trị được không? Điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp nhé.

Nguyên nhân bệnh vảy nến ở móng tay


Hiện nay, chưa thể kết luận chính xác nguyên nhân gây vảy nến móng nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu thì bệnh vảy nến ở móng là do sự rối loạn biệt hóa tế bào thượng bì.  Hiện tượng rối loạn này thuộc loại lành tính nên không nguy hiểm đến tính mạng. Và sự rối loạn này do các nguyên nhân:
  • Do sống trong môi trường bị ô nhiễm, khói, bụi bẩn khiến cho da bị tổn thương và gây bệnh.
  • Việc không dùng thuốc đúng cách cũng là nguyên nhân khiến móng tay móng chân mắc vảy nến.
  • Tình trạng căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Các phương pháp điều trị vảy nến móng tay phổ biến

 Trước khi tiến hành áp dụng các biện pháp điều trị, bệnh nhân cần trải qua giai đoạn chẩn đoán thăm khám bên ngoài để xác định nguyên nhân và mức độ diễn tiến bệnh chính  xác. Các phương pháp chẩn đoán được áp dụng tuần tự gồm chẩn đoán bên ngoài thông qua biểu hiện bệnh và hỏi thăm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, lấy mẫu sinh thiết da tại vùng da móng tay biểu hiện tổn thương nặng để kết luận chính xác bệnh và nguyên nhân dẫn đến bệnh. Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán mà một số phương pháp điều trị vảy nến sẽ được áp dụng như sau:
  • Phương pháp vật lý trị liệu
 Áp dụng đối với các bệnh nhân mắc vảy nến móng tay nhẹ hoặc đang trong giai đoạn đầu mắc bệnh được phát hiện kịp thời. Phương pháp vật lý trị liệu phổ biến nhất là rọi đèn tia cực tím. Các tia cực tím có tác dụng triệt tiêu các ổ bệnh và tình trạng sản sinh lớp vảy nến mới sau khi lớp vảy nến trước bong tróc ra. Sau khi bệnh nhân lành bệnh, có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu điều trị phục hồi da để tăng tính thẩm mỹ cho da.
  • Dùng thuốc tây
Thuốc tây được xem là phương pháp điều trị chủ yếu và phổ biến nhất trong vảy nến móng tay, phương pháp này có thể áp dụng kèm theo với vật lý trị liệu hoặc áp dụng đơn thuần. Các loại thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để phát huy tối đa tác dụng điều trị.
Các nhóm thuốc tây thường gồm thuốc uống dạng viên, thuốc tiêm truyền tĩnh mạch, thuốc bôi ngoài da hoặc kem bôi ngoài da. Tác dụng chính của các nhóm thuốc tây là giúp lột da chỗ vảy nến nhanh chóng, tiêu sừng, ngăn chặn tình trạng mãn tính hình thành lớp vảy mới sau khi lành hoặc vảy nến lây lan diện rộng. Một số nhóm thuốc tây phổ biến trong điều trị vảy nến móng tay gồm:
+ Thuốc uống trong: acitretin, cyclosporine, methotrexate.
+ Thuốc tiêm tĩnh mạch: Thuốc tiêm tĩnh mạch  như: Tiêm corticosteroid, Enbrel (etanercept), Otezla (apremilast), Humira (adalimumab)…. Thận trọng dùng theo hướng dẫn bác sĩ.
+ Thuốc bôi ngoài da:  corticosteroid (như clobetasol), vitamin D, hoặc các loại kem retinoid. Thuốc được bôi vào móng tay hoặc lớp biểu bì ở móng tay hàng ngày với công dụng làm bong sừng móng tay bị vảy nến giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh vảy nến ở móng.
  • Bài thuốc Đông y - giải pháp chữa vảy nến móng hiệu quả
Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu hay thuốc Tây không phải giải pháp tối ưu. Bởi những phương pháp này chỉ giải quyết được phần ngọn, mà không loại bỏ phần gốc. Vì thế, bệnh vẫn dai dẳng bám đuổi người bệnh, chỉ khỏi được một thời gian lại tái phát. 
Khác với Tây y, quan điểm của Đông y trong điều trị vảy nến móng đó là bên cạnh việc giảm bớt những triệu chứng, cần phải loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Có như vậy bệnh vảy nến móng mới được giải quyết triệt để và toàn diện. 
Với các thành phần từ 100% thảo dược thiên nhiên lành tính, phương pháp điều trị bằng đông y có thể dùng để điều trị vảy nến móng tay cho nhiều đối tượng, kể cả bệnh nhân có thể trạng yếu, hay phụ nữ trong thời kỳ cho con bú. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Khi bị vảy nến móng, cùng với việc áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. 
Đối với chế độ ăn uống, bệnh nhân nên tăng cường các nhóm chất giàu chất chống oxy hóa, beta carotene, folate và kẽm để giúp kích thích tế bào da mới khỏe mạnh và tránh nhiễm trùng da. Bên cạnh đó tuyệt đối tránh xa những nhóm chất có khả  năng kích thích da mưng mủ như chất cay, chất béo, chất nhân tạo, chất kích thích. Trong chế độ sinh hoạt bạn nên tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn bác sĩ, tránh sử dụng các loại thuốc lá nam đắp hoặc bôi nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Hy vọng thông qua tất cả những thông tin về bệnh vảy nến móng tay trên đây giúp bạn hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt và hãy xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh ngay từ bây giờ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét