Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Bệnh vảy nến hiện nay có khoảng 2-5% dân số mắc phải. Căn bệnh này chủ yếu xuất hiện trên da, nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết được triệu chứng của bệnh vảy nến.Bệnh tiến triển mạn tính, hay tái phát nhưng lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh song cũng có ảnh hưởng nặng nề đến đời sống tinh thần của người bệnh. Vậy cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh vảy nến như thế nào? Cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết sau.
Cơ chế gây bệnh vảy nến là do quá trình tự miễn dịch của cơ thể. Có nghĩa là, vì một nguyên nhân nào đó, các tế bào miễn dịch nhầm lẫn da là cơ quan không thuộc vật chủ, vì vậy cần phải đào thải, gây nên những thương tổn cho da từ bên trong. Khi bị các tế bào bạch cầu tấn công, tế bào da sẽ nỗ lực để tái tạo lại, sự tái tạo quá nhanh này sẽ dẫn đến việc tích tụ thành từng đám vảy óng ánh trên bề mặt da.
Vì là một bệnh do cơ chế tự miễn nên vảy nến không phải là một bệnh truyền nhiễm. Nhưng tác hại của nó thì rất lớn. Có những ca bị vảy nến chuyển biến xấu, gây nên không chỉ những thương tổn về da mà còn về khớp. Điều quan trọng, người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu của vảy nến để áp dụng biện pháp chữa trị, giúp hạn chế tối đa biến chứng.

Nhận biết dấu hiệu của bệnh vảy nến như thế nào?

Mỗi thể của vảy nến sẽ tạo ra những dấu hiệu riêng, có thể gây tổn thương ở da, móng, khớp, cục bộ hoặc toàn thể, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Căn cứ vào những tổn thương này, người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh như sau:

Dấu hiệu vảy nến với tổn thương ở da

Tổn thương ở da là dấu hiệu lâm sàng dễ thấy nhất ở bệnh vảy nến. Khi mắc bệnh, da sẽ có những biểu hiện như: khô, bong tróc, xuất hiện các lớp vảy dày màu trắng, khi dùng tay khều ra sẽ thấy lớp da màu hồng như sáp nến. Vùng tổn thương ban đầu sẽ nhỏ, càng về sau thì càng lan rộng, có trường hợp lan ra toàn thân (bệnh vảy nến toàn thân). Các lớp vảy có giới hạn rõ ràng, nền cộm, gồ lên cao hơn bề mặt da. Dựa vào vùng da bị tổn thương mà các bác sỹ có thể chẩn đoán và điều trị vảy nến bằng những phương pháp phù hợp nhất.
Bệnh vảy nến sẽ gây nên những tổn thương dễ thấy trên bề mặt da, nhẹ hay nặng tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

  • Vảy nến thể mảng: Trên da sẽ xuất hiện những mảng trắng, đóng thành lớp sừng, thường xuất hiện ở vùng da khuỷu tay, đầu gối v.v…Theo thống kê, gần 80% bệnh nhân bị vảy nến sẽ bị ở thể mảng. Đi kèm với các mảng dễ bong tróc là tình trạng sưng tấy da, đau rát trên diện rộng.
  • Vảy nến da đầu: Sẽ rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm da tiết bã, nhưng vảy nến sẽ có những đặc trưng tổn thương trên da như sau: vùng da đầu xuất hiện nhiều vảy trắng, dễ bong tróc khiến bề mặt da luôn sần sùi. Bên cạnh đó là tình trạng tóc bị rụng nhiều, sợi bạc sẽ bạc nhiều hơn và nhanh hơn.
  • Vảy nến thể giọt: Đây là thể nhẹ của bệnh vảy nến, cũng có nghĩa là chúng khó nhận biết hơn, bởi những tổn thương trên da chỉ là những chấm nhỏ như giọt nước. Các vảy nến chỉ xuất hiện rải rác trên da và thường không gây ngứa.
  • Vảy nến thể mủ: Ngược lại với thể giọt, vảy nến thể mủ là dạng trầm trọng nhất của bệnh. Các triệu chứng bệnh vảy nến thể mủ điển hình là một số vùng da sẽ bị tổn thương nặng, dẫn đến việc mưng mủ dưới các đám vảy, gây ngứa rát. Mủ có màu trắng xanh, dễ vỡ, khi vỡ sẽ làm da bị lở loét.

Dấu hiệu của bệnh vảy nến với tổn thương móng

Bên cạnh những tổn thương được biểu hiện trên da, bệnh vảy nến còn có những dấu hiệu dễ nhận thấy bằng mắt thường trên móng tay, móng chân. Có thể nói, đây là một triệu chứng được liệt vào loại đặc trưng nhất của bệnh. Trên móng có khi xuất hiện những chấm rổ màu trắng đục, đi kèm với đó là việc móng dễ mủn, gãy hơn. Trường hợp nặng, các biểu hiện vẩy nến ở móng làm tăng sừng hóa, gây bong móng, biến dạng móng. Đặc biệt những tổn thương này xuất hiện ở móng tay nhiều hơn chân.

Dấu hiệu vảy nến với tổn thương xương khớp

Vảy nến là một căn bệnh hiếm hoi về da có biến chứng liên quan đến xương khớp. Điều đó có nghĩa là, khi bệnh thuộc các dạng nặng như vảy nến mủ, vảy nến thể mảng biến chứng…sẽ dẫn đến những tổn thương về xương khớp. Theo thống kê, có khoảng 53% người bị vảy nến cảm thấy đau khớp. Cụ thể, khớp người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các chứng nghiêm trọng như viêm xương khớp, lệch khớp, thoái hóa khớp v.v…và biến dạng xương khớp, thậm chí tàn phế nếu không được cứu chữa. Nguyên nhân để một bệnh về da lại chuyển thành một bệnh về khớp, cho đến nay vẫn chưa rõ ràng.

Lời khuyên điều trị bệnh vảy nến của các bác sĩ

Điều trị vảy nến tương đối khó khăn và có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cho đến nay bệnh vảy nến vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Do đó người bệnh cần tiến hành điều trị bệnh sớm nhất có thể. Đồng thời lưu ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh.
Người bệnh vảy nến cần chú ý đến các khẩu phần ăn hàng ngày cho hợp lý và tránh 1 số loại thực phẩm như hải sản, thịt chó, thịt gà…
Khi phát hiện những triệu chứng bệnh vảy nến trên da bạn nên đến ngay những cơ sở chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị sớm nhất tránh cho bệnh nặng thêm và có thể chuyển sang mạn tính.
Trên đây là chia sẻ về các dấu hiệu của bệnh vảy nến mà các bạn cần chú ý. Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh các bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn chặn bệnh lan rộng gây nên biến chứng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét