Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Vảy nến là căn bệnh da liễu thường gặp ở rất nhiều người, nhiều độ tuổi khác nhau trong đó có trẻ em. Hiện tượng da khô đóng thành mảng sau đó bong tróc ra từng vảy màu trắng, bên trong là một lớp da hồng có màu như sáp nến…..làm tổn thương trên da, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh. Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến ở trẻ nhỏ ngay bây giờ sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ tốt hơn.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ
  • Do nhiễm khuẩn:
Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân mà trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Do ý thức giữ vệ sinh của trẻ còn kém cộng vào đó là việc chăm sóc trẻ không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây hại cho da…. Ngoài ra các bậc phụ huynh cho trẻ tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa quá mạnh, hoặc tiếp xúc với các chất hóa học cũng có thể gây bệnh vảy nến cao.
  • Ánh nắng mặt trời:
Ánh nắng mặt trời rất tốt cho da và xương của chúng ta. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp để phơi nắng là từ 5h30 đến 8h30, còn khung giờ từ 9h00 tới 15h00 chiều nếu để trẻ đi ngoài nắng mà không có biện pháp nào bảo vệ cho da bé sẽ gây ra một số bệnh về da trong đó có bệnh vảy nến, cao hơn nữa trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
  • Môi trường ô nhiễm:
Đứng vị trí thứ 3 thủ phạm có nguy cơ gây bệnh vảy nến đó chính là môi trường ô nhiễm từ khói bụi, nguồn nước, thức ăn, hoá chất (ở gần khu công nghiệp)…. làm tăng khả năng mắc bệnh vảy nến cao.
  • Do di truyền:
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ nhỏ. Cụ thể như trong gia đình có bố, mẹ hoặc ông bà mắc bệnh vảy nến thì khoảng 40% con cháu bị nhiễm bệnh.
  • Bị chấn thương ở vùng thượng bì
Ở một số trẻ khi đến lớp thường hoạt động vui chơi quá đà nhất là đối với nam hoặc do trượt chân vấp té… sẽ gây ra những chấn thương trên da tạo điều kiện cho bệnh vảy nến phát triển và bùng phát dữ dội, nếu không may gặp những tác nhân gây bệnh..
  • Rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ:
Các tế bào của hệ miễn dịch thay vì phải thực hiện nhiệm vụ của mình là tấn công các vi khuẩn, vi rút gây bệnh… nhưng lại đi gây hại cho chính biểu bì da và làm da dần dần chết đi tạo thành các vảy.
  • Ảnh hưởng tâm lí:
Ở trẻ các bậc cha mẹ cứ nghĩ rằng các bé chỉ biết vui chơi và ăn ngủ hồn nhiên. TUy nhiên, có nhiều trẻ lại không như vậy chúng có những nỗi lo mà người lớn chúng ta không thể nào hiểu được như:  học tập bị sa sút, gia đình bố mẹ cãi nhau hay gia đình đỗ vỡ, những câu nói từ bố mẹ mỗi khi giận trút lên đầu trẻ…. làm tổn thương đến các bé khiến cho trẻ luôn phải suy nghĩ, buồn bã kéo dài nhiều ngày… cũng sẽ dẫn đến các bệnh về da. ( Tỉ lệ mắc bệnh vảy nến do nguyên nhân này là rất thấp).

Các loại bệnh vảy nến ở trẻ em

Một số loại bệnh vảy nến ảnh hưởng đến người lớn cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Trong số đó, vảy nến thể mảng và thể giọt là hai loại bệnh phổ biến nhất:

  • Bệnh vảy nến thể mảng ( vảy nến mảng bám) là tình trạng  phổ biến. Có 85-90% trẻ em bị bệnh là bị bệnh vảy nến thể mảng bám. Tình trạng này có thể gây ra các mảng vảy lớn, hình dạng không đều hoặc các tổn thương có vảy nhỏ màu trắng hoặc bạc. Mỗi mảng tổn thương được bao quanh bởi một khu vực bị viêm đỏ. Vảy trắng rơi thành từng mảng khi cạo và em bé sẽ gãi rất nhiều vì chúng gây ngứa. Gãi quá thường xuyên dẫn đến chảy máu từ các vết nứt do vảy da để lại. Bệnh vảy nến mảng bám thường xảy ra ở lưng dưới, da đầu khuỷu tay và đầu gối.
  • Bệnh vảy nến thể giọt ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và thanh thiếu niên nhiều hơn so với người trưởng thành. Tình trạng gây ra các tổn thương nhỏ hình giọt hoặc chấm nằm rải rác với số lượng lớn trên chân, tay chân, da đầu, tai và mặt. Bệnh vảy nến thể giọt thường xảy ra sau khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn.

Điều trị và cách chăm sóc cho trẻ bị vảy nến

Trẻ nhỏ cơ địa rất nhạy cảm, nên việc điều trị ở trẻ cần được thực hiện nghiêm ngặt tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng hay những biến chứng nguy hiểm bệnh vảy  nến. Lúc này các bác sĩ sẽ khám và đưa ra các chuẩn đoán bệnh chính xác, từ đó đưa ra phác đồ dùng thuốc phù hợp giúp cải thiện bệnh vảy nến. Căn bệnh nặng mãn tính này tuyệt đối không nên tự ý điều trị mà gây hại tới sức khỏe của trẻ.
Ngoài việc điều trị bệnh vảy nến ở trẻ dựa trên chỉ định của bác sĩ thì các bậc phụ huynh có con nhỏ bị bệnh nên thực hiện một số cách chăm sóc cho trẻ như sau:
  • Trẻ cần được vui chơi giải trí, tạo tâm lý thoải mái giảm bệnh cho trẻ. Nên cho trẻ tập luyện các môn thể thao lành mạnh vừa sức tăng cường sức đề kháng cải thiện bệnh.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ: Nhà cửa sạch sẽ, chăn, ga đệm thoáng mát cho trẻ.
  • Để trẻ sử dụng quần áo, đồ lót chất liệu cotton thoáng mát.
  • Vệ sinh thân thể đều đặn tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lí giúp cải thiện bệnh vảy nến.
  • Trẻ nhỏ thường có tâm hồn mong manh dễ bị tổn thương tâm lý, vì vậy gia đình nhà trường cần có những can thiệp nhất định tránh để các em bị cô lập với cộng đồng làm bệnh vảy nến nghiêm trọng hơn.

Trên đây là chia sẻ về nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến ở trẻ nhỏ các bạn có thể tham khảo và có biện pháp phòng tránh khắc phục những nguyên nhân gây bệnh vảy nến, từ đó có phương pháp điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét