Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Bệnh vảy nến là một bệnh da mãn tính thường gặp do tế bào da bị tăng sinh bất thường. Tổn thương da thường thấy là da xuất hiện mảng màu đỏ, tróc vảy trắng đục. Bệnh khiến cho nhiều người mặc cảm, tự ti, tự cô lập bản thân cô lập, không muốn tiếp xúc với ai vì sợ sẽ lây nhiễm cho người xung quanh. Vậy bệnh vảy nến có lây không? Cách phòng tránh như thế nào? Đây là câu hỏi không chỉ người bệnh cần biết mà những người xung quanh cũng nên nắm được. Hãy cùng các chuyên gia phân tích để có câu trả lời nhé.

Bệnh vảy nến có lây không?


Theo bác sĩ, không khó để nhận diện người mắc bệnh vảy nến. Trên da người bệnh sẽ xuất hiện các mảng đỏ có giới hạn rõ ràng từ vài đến vài chục cm, có phủ lớp vảy trắng đục, khi cạo thì nó rớt giống sáp đèn cầy. Thương tổn được phân bố đối xứng ở da đầu, cùi chỏ, vùng xương cụt, đầu gối… Bệnh không đau, có thể gây ngứa tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người.
Yếu tố miễn dịch được cho là một trong những nguyên nhân gây bệnh vảy nến. Ngoài ra, một số yếu tố khác như di truyền, bất thường sinh hóa, chấn thương tâm lý, do sử dụng thuốc không hợp lý cũng là yếu tố khiến bệnh khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh trở nặng thêm.
Bệnh khởi phát và tiến triển khiến da người bệnh xuất hiện vảy, đôi khi vảy bong tróc ra ở nơi công cộng làm người bệnh không hề thoải mái. Đồng thời, người xung quanh cũng xuất hiện cảm giác ái ngại, không muốn lại gần vì lo sợ bệnh vảy nến sẽ lây qua con đường tiếp xúc.
>>>Tuy nhiên, chúng tôi có thể khẳng định rằng bệnh vảy nến không lây mà đây chỉ là bệnh ngoài da, không phải là bệnh truyền nhiễm và tuyệt đối không lây lan sang người khác qua tiếp xúc. 
Sở dĩ có thể đưa ra khẳng định trên vì bệnh vảy nến được hình thành do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn. Thông thường, khi cơ thể bị vi khuẩn, vi rút lạ xâm nhập gây bệnh, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để chống lại các tác nhân trên. Tuy nhiên, vì hệ thống miễn dịch của người bệnh bị rối loạn, thay vì tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh trên, thì các kháng thể lại tấn công tế bào ở lớp biểu bì của da, gây rối loạn sự sản sinh tế bào, khiến tế bào tăng sinh gấp 10 lần. Các tế bào ồ ạt chết đi hình thành bệnh vảy nến. Đây thực chất là một dạng bệnh tự miễn nên hoàn toàn không lây qua con đường tiếp xúc. Vì vậy, thay vì tự ti, tự xa lánh mọi người thì bạn nên đối diện với căn bệnh này bằng một tâm thế tích cực, sử dụng phương pháp điều trị bệnh để nhanh chóng loại bỏ vảy nến, lấy lại cuộc sống bình thường.
Mặc dù bệnh không lây lan từ người này sang người khác nhưng bệnh lại có tính di truyền. Các nhà khoa học đã tiến hành cuộc nghiên cứu để khảo sát tính di truyền của bệnh và kết quả thu được là:
  • Trường hợp gia đình có cả bố lẫn mẹ cùng mắc bệnh vảy nến: nguy cơ mắc bệnh của những đứa con lên đến 41%.
  • Trường hợp chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh vảy nến: nguy cơ mắc bệnh của những đứa con còn 16%
  • Trường hợp chú, bác, cô, dì bị vảy nến nhưng bố mẹ bạn không bị: nguy cơ mắc bệnh vảy nến của bạn là 4.2%
Do đó, những ai có thành viên trong gia đình bị mắc bệnh thì nên cảnh giác bệnh có nguy cơ bùng phát.

Cách phòng tránh bệnh vảy nến như thế nào?

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu mãn tính rất khó điều trị tận gốc, bệnh tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng lại gây rất nhiều phiền phức cho cuộc sống người bệnh. Vì thế hãy chủ động phòng tránh qua những cách dưới đây:

Nói không với chất kích thích

Có một sự thật là khi bạn loại bỏ các chất kích thích mà tiêu biểu là: rượu chè, cafe, thuốc lá, rượu bia, ma túy,... ra khỏi cuộc sống thì bỗng dưng sức khỏe sẽ “sang một trang mới”, tươi đẹp và tràn đời hứng khởi.
Tại sao các chất kích thích luôn là nguyên nhân hình thành và tái phát bệnh vảy nến? Các chất kích thích luôn là hung thủ tạo ra các rối loạn trong quá trình chuyển hóa nội tiết tố và trao đổi chất trong cơ thể, chính vì thế hãy loại bỏ những chất này ra khỏi cuộc sống của mình ngay hôm nay nhé!

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Tận dụng các loại thảo dược tự nhiên trong vườn nhà như: nha đam, lá lốt, trè xanh, lược vàng,... để điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát luôn là một cách làm hữu hiệu.
Sau khi các vết vảy nến được điều trị lành lặn bạn hãy thường xuyên sử dụng các thảo dược này để uống kết hợp với tắm rửa hàng ngày, chắc chắn sẽ hạn chế tối đa được khả năng bùng phát của bệnh.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên


Bạn có biết các hoạt động như: Yoga, chạy bộ, đi xe đạp,... khi được luyện tập thường xuyên sẽ có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe, trong đó có căn bệnh vảy nến.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng khi tham gia các hoạt động này cơ thể sẽ có những thay đổi tích cực như: tăng cường hệ miễn dịch, giải tỏa tình trạng stress, điều hòa nhịp tim, giảm thiểu các đau nhức xương khớp,...
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, đặc biệt là viêm khớp vảy nến thì tập luyện thể dục thể thao luôn là một phương pháp điều trị và ngăn ngừa bệnh tuyệt vời.

Kiên trì uống thuốc

Nhiều bệnh nhân thường chủ quan, khi thấy các vết thương do vảy nến gây ra đã lành lặn thì không dùng thuốc hoặc sử dụng không đều dẫn đến bệnh tái phát ở tình trạng nặng nền và khó điều trị hơn.
Chính vì thế khi bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện một phương pháp điều trị nào hãy tuân thủ tuyệt đối, kiên trì, nhất định sẽ giúp bạn đạt được những kết quả mong muốn, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát.

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí

Chế độ ăn uống, học tập, làm việc và nghỉ ngơi  luôn là nhân tố quyết định hàng đầu đến quá trình điều trị cũng như khả năng tái phát của bệnh.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh vảy nến bạn nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: rau, củ, quả, cá hạt đậu nguyên cám,... đồng thời hạn chế các thực phẩm chiên rán có hàm lượng chất béo cao sẽ giúp quá trình điều trị và ngăn ngừa đạt hiệu quả tốt hơn.
Ngoài ra hãy ngủ đủ giấc, giữ tâm trạng luôn thoải mái, lạc quan cũng là một yếu tố quan trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.
Trên đây là những thói quen bạn cần phải tạo lập để hạn chế tối đa khả năng tái phát của bệnh vảy nến. Tuy rằng đây là căn bệnh mãn tính khó điều trị dứt điểm, nhưng nếu bạn biết cách “kiểm soát” tình trạng bệnh của mình  thì hoàn toàn có thể giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của bệnh gây ra và hạn chế ở mức thấp nhất khả năng tái phát.
Hi vọng những thông tinmà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề " Bệnh vảy nến có lây không? Cách phòng tránh như thế nào?". Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt và một tinh thần lạc quan để tận hưởng cuộc sống!


0 nhận xét:

Đăng nhận xét