Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Bệnh vảy nến có thể kéo dài suốt đời hoặc bộc phát thành từng đợt. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng của bạn nhưng nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bạn. Vậy "Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?" đây là băn khoăn chung của rất nhiều người khi mắc phải bệnh này. Cùng chúng tôi tham khảo ý kiến các chuyên gia để giải đáp vấn đề này.

Bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn mạn tính, khiến da bị tổn thương, gây ngứa ngáy, đau, thậm chí là nhiễm trùng nặng. Nguyên nhân gây vảy nến chủ yếu là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào biểu bì da của bạn. Bệnh vảy nến xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng hầu hết các ca mắc được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành, tỷ lệ mắc giữa nam và nữ là như nhau. Độ tuổi trung bình khởi phát bệnh là từ 15 – 35. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số nghiên cứu ước tính rằng, khoảng 75% ca bệnh vảy nến được chẩn đoán trước tuổi 46. Thế nhưng, có không ít trường hợp, bệnh được chẩn đoán vào giai đoạn 50 – 60 tuổi.

Bệnh vảy nến có chữa được không?

Do nguyên nhân sinh bệnh phức tạp, vảy nến là một trong những bệnh về da khó chữa hết hẳn. Việc tái phát bệnh thường gây chán nản trong tâm lý người bệnh.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) cho biết hiện vẫn chưa có loại thuốc nào giúp điều trị đặc hiệu bệnh vảy nến.
Việc trị liệu chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp thuyên giảm các biểu hiện ngoài da; giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó chữa như tổn thương khớp, vảy nến mủ hoặc đỏ da toàn thân.
Tùy vào triệu chứng cụ thể, mức độ xâm lấn của bệnh trên da mà bác sĩ da liễu sẽ kê đơn thuốc chữa vảy nến an toàn, giúp làm giảm tình trạng bệnh.
Đồng thời, bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ chăm sóc da đúng cách sẽ giúp hạn chế nguy cơ tái phát bệnh vảy nến. Bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ: làm việc kết hợp với nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng mệt mỏi, stress. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá.
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại…Thực hiện theo đúng đơn thuốc và cách chăm sóc da phù hợp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng bệnh vảy nến.

Các phương pháp điều trị vảy nến hiện nay

Hiện nay, các loại thuốc bôi ngoài da và thuốc uống toàn thân được sử dụng để chữa bệnh vảy nến. Để có đơn thuốc chữa vảy nến hiệu quả, phù hợp với cơ địa thì bạn nên tìm tới các cơ sở y tế hay bệnh viện có chuyên khoa.

Chữa vảy nến theo Tây y

Điều trị tại chỗ
Dùng các loại kem, mỡ, dung dịch với mục đích bong vảy, tiêu sừng, hạn chế hình thành nhanh chóng vảy da như:
  • Mỡ Salycile 5%, 10%.
  • Vitamin D3.
  • Goudron.
  • Nếu gặp ở bàn chân thì nên đi giày, tất khi ra ngoài đường. Điều này giúp da chân không cảm thấy khô, đồng thời ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở vùng da có vết nứt.
  • Hạn chế tiếp xúc với xà phòng.
Điều trị toàn thân
  • Acitretine (Soriatane).
  • Cyclosporin (Neoral).
  • Methotrexate.
  • Quang trị liệu: UVB phổ hẹp (UVBTL01)
  • Quang hóa trị liệu: PUVA.
Ưu điểm: Thuốc có tác dụng nhanh, thời gian điều trị ngắn; thuốc không gây hiện tượng bỏng rát hoặc tác dụng phụ.
Nhược điểm: Bệnh nhanh chóng tái phát vì thuốc tây y chữa bệnh dựa trên các triệu chứng của bệnh vảy nến không đi vào căn nguyên để chữa. Khi bệnh nhân bị tái phát lại sẽ phát nặng hơn so với ban đầu; đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân tự chữa bệnh bằng thuốc chứa chất Corticoid.

Chữa vảy nến theo Đông y


Bài thuốc 1: Bao gồm những loại thuốc sau
Kinh giới, rau má, bồ công anh, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, bạc sau, xích đồng, thổ phục linh, vỏ gạo, hạ khô thảo, kim ngân, khổ sâm, xác ve sầu, đơn đỏ… mỗi thứ 12g, sắc uống trong 1-2 ngày, mỗi ngày 2 lần!
Cách dùng: Đây là một thang thuốc uống trong 1 – 2 ngày, mỗi thứ 10 – 12g. Sau khi uống thuốc xong thì lấy bã đun thêm 1 ít nước và tắm, ngâm để cho lớp da chết bong ra.
Bài thuốc 2: Dùng cho bệnh vảy nến kéo dài
Ké, hà thủ ô, huyền sâm, ngân hoa, hỏa ma nhân, sinh địa, tất cả đều 12g.
Sắc uống ngày 1 lần.
Thuốc rửa ngoài thì dùng: Hỏa tiêu, phác tiêu, khô phàn, dã cúc hoa. Nấu nước ngày rửa 1 lần.
Bài thuốc 3: Thuốc ngâm rửa cho trường hợp bị toàn thân trên diện rộng
Khô phàn 120g, cúc hoa dại 240g, xuyên tiêu 120g, mang tiêu 500g, sắc lấy nước tắm hoặc ngâm mỗi ngày, hoặc cách 1 ngày ngâm 1 lần.
Ưu điểm: Điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh; không gây tác dụng phụ cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
Nhược điểm: Thời gian điều trị lâu (3-6 tháng), kiên trì điều trị, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống sinh hoạt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lời khuyên cho người bệnh vảy nến trong quá trình điều trị

  • Trong quá trình điều trị, bạn cần chú ý tránh tiếp xúc vùng da bị vảy nến với các chất có tính bazơ như xà phòng, vôi.
  • Không nên kì cọ, gãi vào vết vảy nến để tránh cho vết thương lây lan.
  • Không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích khi đang trong quá trình chữa bệnh.
  • Luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, thoải mái.
  • Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Theo các chuyên gia da liễu, để điều trị bệnh vảy nến hiệu quả và an toàn nhất thì người bệnh không nên tự ý mua thuốc. Việc sử dụng không đúng liều lượng và loại thuốc sẽ gây phản ứng ngược lại cho da, gây dị ứng và ảnh hưởng tới cơ thể, sẽ làm bệnh nặng hơn. Người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế có chuyên môn thăm khám và điều trị bệnh vảy nên để điều trị đúng hướng, đúng phương pháp, đúng loại thuốc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét