Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

Chào bác sĩ, cháu năm nay 20 tuổi, cháu đã bị bệnh vảy nến 2 năm nay hiện cháu vẫn đang điều trị thường xuyên và bệnh cũng thuyên giảm, nhưng cứ đến khi trời bắt đầu trở lạnh là bệnh lại tái phát nặng hơn. Cháu mong rằng bác sĩ sẽ tư vấn giúp cháu tại sao đến mùa đông bệnh lại nặng hơn? Có cách nào khắc phục?Cháu cảm ơn rất nhiều ạ.
(Như Nguyệt- Ninh Bình)
Tư vấn: Tại sao mùa đông bệnh lại bùng phát ở người bị vảy nến?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ câu hỏi của mình. Qua những gì bạn chia sẻ cho phòng khám, chúng tôi đã có buổi trao đổi trực tiếp với bác sĩ da liễu để giải đáp thắc mắc của bạn. Theo bác sĩ chia sẻ,  vào mùa đông là thời điểm thuận lợi cho một số bệnh da liễu bùng phát nghiêm trọng, trong đó có bệnh vảy nến. Vậy tại sao mùa đông lại là “kẻ thù” của làn da, của những người bị vảy nến? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp cụ thể nhất!

Đặc trưng của thời tiết vào đông

Theo kiến thức địa lý, Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do đó, từ tháng 11 đến tháng 4, miền Bắc chịu tác động của khối không khí lạnh phương Bắc, thường được biết đến với tên gọi quen thuộc là gió mùa Đông Bắc.
Đặc trưng của thời tiết mùa đông tại miền Bắc Việt Nam là lạnh khô vào nửa đầu đông và lạnh ẩm, có mưa phùn vào nửa sau của mùa đông.

Thực tế, chính kiểu thời tiết lạnh, khô của mùa đông tại miền Bắc nước ta là nguyên nhân khiến các bệnh vảy nến có điều kiện phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhiệt độ không khí càng thấp, lượng hơi ẩm mà không khí có thể chứa càng giảm và ngược lại, nhiệt độ không khí càng cao thì không khí càng chứa được nhiều hơi ẩm. Hay nói đơn giản, khả năng chứa ẩm của không khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
Mà độ ẩm là một điều kiện có vai trò rất quan trọng với “sức khỏe” của làn da. Độ ẩm trong không khí sẽ giúp da giữ được nước, từ đó trở nên mềm mại, đàn hồi và khỏe mạnh.
Vào đông, độ ẩm không khí thấp hơn, mồ hôi sẽ bay hơi nhanh hơn khiến bề mặt da dễ dàng bị khô, từ đó dẫn tới tình trạng nứt nẻ, thậm chí chảy máu và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh vảy nến phát triển.

Tính chất của bệnh vảy nến


Vảy nến là một căn bệnh da liễu đã trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Ai bị mắc bệnh sẽ gặp phải hiện tượng quá trình thay tế bào da mới nhanh gấp 10 lần so với bình thường. Điều này khiến tế bào da dồn ứ, tạo thành các vảy như bạn dùng dao cạo cây nến đốt.
Vào đông, làn da bị vắt kiệt nước, trở nên yếu ớt và dễ viêm nhiễm, mắc bệnh. Đây chính là cơ hội cho bệnh vảy nến phát triển trầm trọng hơn.
Bình thường da tiết ra những chất hữu cơ hòa lẫn cùng mồ hôi có tác dụng duy trì độ ẩm, độ nhờn cần thiết giúp da luôn mềm mại, đàn hồi, ngăn cản sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hay bụi bẩn.
Tuy nhiên, khi thời tiết vào đông, trời lạnh, độ ẩm giảm, da ít tiết mồ hôi đồng thời chúng ta thường hay sưởi ấm hay làm nóng người khi trời lạnh nên da càng trở nên thô ráp, khô và nứt nẻ.
Với người bị vảy nến, những triệu chứng khô da, bong tróc da… sẽ phát triển cùng cơn ngứa ngáy kinh hoàng khiến họ không chỉ mất tự tin vì đánh mất thẩm mỹ mà còn khó chịu, bứt rứt vì những biểu hiện mà bệnh gây ra.

Những lưu ý cho bệnh nhân vảy nến khi mùa đông đến

Dưỡng ẩm cho da

Dưỡng ẩm cho da là bước đầu tiên mà người bị bệnh vảy nến nên thực hiện, cung độ ẩm, độ đàn hồi ngăn chặn quá trình sừng hóa da do bệnh vảy nến hay thời tiết lạnh gây ra. Một số cách dưỡng ẩm cho da hay gặp như dùng kem dưỡng ẩm, nước xịt khoáng, tinh dầu dừa, oliu..
Hãy dưỡng ẩm cho da đều đặn hàng ngày, chú ý  dưỡng ẩm cẩn thận tại vùng da bị bệnh vảy nến. Khi bôi kem dưỡng ẩm hãy chú ý massage da vài phút để tăng cường khả năng dưỡng ẩm.

Uống nhiều nước

Người bị bệnh vảy nến nên chú ý hơn trong việc bổ xung nhiều nước hơn bình thường trong mùa đông. Việc tăng cường uống nhiều nước giúp tăng độ ẩm, bền liên kết dưới da. Đặc biệt có thể tăng cường giải độc, đào thải các chất độc ra ngoài qua đường tiểu.

Tắm đúng cách

Thói quen của nhiều người vào mùa đông là tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong nước nóng. Và đối với người bị bệnh vảy nến cần lưu ý bởi thói quen này càng làm bệnh tình vảy nến trở nên nặng hơn. Da bị bệnh vảy nến đã khô, nên khi tiếp xúc với nước nóng càng làm tình trạng mất nước dưới da nhanh hơn và da khô hơn. Vậy nên những ai bị bệnh vảy nến không nên tắm nước nóng, chỉ nên tắm nước có độ ấm vừa phải.
Đặc biệt là không tắm với nước muối. Muối có khả năng làm mất nước trong tế bào nhanh hơn nên chỉ càng làm da khô và nứt nẻ nhiều hơn mà thôi.

Dùng thiết bị giữ ẩm không khí

Nếu được thì giải pháp lắp đặt các thiết bị giữ ẩm trong không khí cũng là cách tốt giúp điều kiện thời tiết mùa đông không có cơ hội làm bệnh vảy nến nặng hơn. Thiết bị giữ ẩm sẽ làm da, tránh làm da bị khô, tróc vảy.

Tránh để da tiếp xúc với khí trời lạnh

Một điều mà người bị bệnh vảy nến nên chú ý để tránh làm bệnh nặng hơn đó chính là tránh để da tiếp xúc trực tiếp với khí trời lạnh giá. Việc tiếp xúc với thời tiết hanh lạnh giá sẽ tác động trực tiếp tới da làm da khô và bong tróc nhiều hơn. Do vậy khi ra đường hoặc ở ngoài trời thì nên mặc kín, đủ ẩm đảm bảo an toàn tốt cho da.

Giữ tinh thần tích cực

Dù mùa nào thì tinh thần tích cực lạc quan ở người bệnh vảy nến mang lại lợi ích không nhỏ trong việc giúp cải thiện bệnh. Luôn giữ tinh thần thư thái,  vui chơi lành mạnh phòng ngừa vảy nến bùng phát vào đông.

Áp dụng các biện pháp điều trị

Mùa đông cũng không quên áp dụng các phương pháp điều trị như dùng thuốc, biện pháp ánh sáng… Hãy thực hiện tích cực các phương pháp điều trị giúp bệnh vảy nến sớm khỏi hẳn dù mùa đông hay bất kì mùa nào nhé.

Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn Như Nguyệt hiểu được “sự nguy hiểm” của mùa đông đe dọa tới làn da như thế nào! Cũng như cách khắc phục của bệnh vảy nến trong mùa đông. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét